Flatpak - Kho ứng dụng cho mọi nền tảng
Flatpak là một dự án mã nguồn mở xuất phát từ ý tưởng tạo ra một kho ứng dụng cho tất cả distro của hệ điều hành Linux. Dự án này thu hút khá nhiều sự quan tâm từ cộng đồng.
Bên cạnh đó, dự án xây dựng kho ứng dụng Flatpak cũng đã tập hợp được một cộng đồng những lập trình viên có cùng đam mê và được lãnh đạo bởi Alexander Larsson. Alexander Larsson là một kỹ sư trưởng của Red Hat, đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở.
Nhưng với Flatpak, khi những ứng dụng đã được xây dựng để có thể hoạt động trên nhiều nền tảng Linux Distro. Người dùng chỉ cần chạy một lệnh để cài đặt ứng dụng cần thiết. Và Flatpak sẽ làm tất cả những gì còn lại.
[[mcode]]$ flatpak install --from [[ecode]]
Vậy là mọi thứ đã được giải quyết, dễ dàng hơn rất nhiều so với những cách truyền thống đúng không nào. Hiện tại thì Flatpak đã có một số phần mềm thông dụng và sẵn sàng cho người dùng sử dụng như: Blender, LibreOffice, Skype. Picard,…. người dùng có thể cài đặt những ứng dụng này một cách khá đơn giản.
$ sudo apt update
$ sudo apt install flatpak[[ecode]]
$ echo "deb [arch=amd64] https://sdk.gnome.org/apt/debian/ jessie main" > /etc/apt/sources.list.d/flatpak.list
$ sudo apt update
$ sudo apt install flatpak[[ecode]]
[[mcode]]$ sudo dnf install flatpak[[ecode]]
[[mcode]]$ wget https://sdk.gnome.org/keys/gnome-sdk.gpg
$ flatpak remote-add --gpg-import=gnome-sdk.gpg gnome-apps https://sdk.gnome.org/repo-apps/[[ecode]]
Sau khi đã thêm repository thành công, người dùng có thể sử dụng lệnh sau để xem danh sách những ứng dụng đang có trên Flatpak và có thể tiến hành cài đặt những ứng dụng mình cần.
[[mcode]]$ flatpak remote-ls gnome-apps --app[[ecode]]
Để có thể tìm hiểu cụ thể hơn về cách cài đặt từng ứng dụng trên Flatpak bạn có thể đọc tài liệu ở đây.
Nguồn tham khảo Echip | Flatpak | Wikipedia
Logo của dự án Flatpak. |
Bên cạnh đó, dự án xây dựng kho ứng dụng Flatpak cũng đã tập hợp được một cộng đồng những lập trình viên có cùng đam mê và được lãnh đạo bởi Alexander Larsson. Alexander Larsson là một kỹ sư trưởng của Red Hat, đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở.
Khác biệt khi sử dụng Flatpak
Thay vì mỗi distro thì có các cài đặt ứng dụng khác nhau. Với Ubuntu, việc đầu tiên chúng ta cần là add repositories, update list và cài đặt. Đối với các distro khác của nhánh Debian, chẳng hạn như Kali Linux, thì ta phải add repository một cách thủ công nữa. Nếu phần mềm đó chưa có sẵn repository, người dùng cần cài đặt thủ công từ những gói tin .tar hoặc .deb,… Rất lu bu phải không nào.Nhưng với Flatpak, khi những ứng dụng đã được xây dựng để có thể hoạt động trên nhiều nền tảng Linux Distro. Người dùng chỉ cần chạy một lệnh để cài đặt ứng dụng cần thiết. Và Flatpak sẽ làm tất cả những gì còn lại.
[[mcode]]$ flatpak install --from [[ecode]]
Vậy là mọi thứ đã được giải quyết, dễ dàng hơn rất nhiều so với những cách truyền thống đúng không nào. Hiện tại thì Flatpak đã có một số phần mềm thông dụng và sẵn sàng cho người dùng sử dụng như: Blender, LibreOffice, Skype. Picard,…. người dùng có thể cài đặt những ứng dụng này một cách khá đơn giản.
Tính năng dành cho người dùng
- Truy cập một kho ứng dụng phong phú: Với một danh sách rất nhiều ứng dụng của Flatpak và vẫn đang được cập nhật mỗi ngày, người dùng Linux sẽ có thể thỏa sức khám phá.
- Cập nhật nhanh chóng: Cơ chế Sandbox của Flatpak cho phép những ứng dụng có thể duyệt nhanh hơn và có được những bản nâng cấp phù hợp.
- Cập nhật ứng dụng không cần Restart: Sẽ rất thoải mái khi có thể cập nhật những ứng dụng mình cần thiết mà không cần phải restart hệ thống. Đây là một tính năng đặc biệt mà những package manager thông thường không được cung cấp.
- An toàn hơn: Ứng dụng cho Linux sẽ an toàn hơn và bớt những lo lắng về vấn đề mã độc khi được cài đặt qua Flatpak. Điều này cũng chính nhờ vào cơ chế Sandbox của ứng dụng này.
- Cài đặt song song nhiều phiên bản: Và cuối cùng là người dùng có thể cài các phiên bản khác nhau của cùng một ứng dụng lên hệ thống của mình mà không có trở ngại gì.
Tính năng dành cho developer
- Chỉ cần một lần viết code: Lập trình viên có thể tạo ra những ứng dụng cho Flatpak để có thể chạy trên nhiều Linux Distro.
- Một môi trường ổn định để kiểm thử ứng dụng: Flatpak cung cấp cho lập trình viên một môi trường tương tự với những gì mà người dùng cuối sẽ sử dụng. Điều đó sẽ giúp cho việc phát triển phần mềm trở nên dễ dàng hơn.
- Cần gì có nấy: Tài liệu hỗ trợ đầy đủ và luôn được bổ sung.
- Một ứng dụng trên mọi phiên bản: Những ứng dụng sẽ luôn được chạy trên những Distro mới nhất của Linux và cũng sẽ có được sự hỗ trợ từ Flatpak.
- Thoải mái thêm bớt: Lập trình viên cũng có thể thoải mái trong việc thêm bớt những gói thư viện cần thiết cho ứng dụng của mình trong quá trình phát triển ứng dụng đó.
Cài đặt Flatpak:
Đối với hệ điều hành Ubuntu (Ubuntu, Xubuntu,...):
[[mcode]]$ sudo add-apt-repository ppa:alexlarsson/flatpak$ sudo apt update
$ sudo apt install flatpak[[ecode]]
Đối với Debian (Debian, Kali Linux, ...):
[[mcode]]$ wget -O - https://sdk.gnome.org/apt/debian/conf/alexl.gpg.key|apt-key add -$ echo "deb [arch=amd64] https://sdk.gnome.org/apt/debian/ jessie main" > /etc/apt/sources.list.d/flatpak.list
$ sudo apt update
$ sudo apt install flatpak[[ecode]]
Đối với Fedora (chỉ dành cho Fedora 23 hoặc mới hơn):
Không rườm rà mà chỉ cần một lệnh thôi:[[mcode]]$ sudo dnf install flatpak[[ecode]]
Cách sử dụng Flatpak
Để có thể bắt đầu cài đặt những ứng dụng từ Flatpak, bạn cần thêm Gnome-apps repository.[[mcode]]$ wget https://sdk.gnome.org/keys/gnome-sdk.gpg
$ flatpak remote-add --gpg-import=gnome-sdk.gpg gnome-apps https://sdk.gnome.org/repo-apps/[[ecode]]
Sau khi đã thêm repository thành công, người dùng có thể sử dụng lệnh sau để xem danh sách những ứng dụng đang có trên Flatpak và có thể tiến hành cài đặt những ứng dụng mình cần.
[[mcode]]$ flatpak remote-ls gnome-apps --app[[ecode]]
Để có thể tìm hiểu cụ thể hơn về cách cài đặt từng ứng dụng trên Flatpak bạn có thể đọc tài liệu ở đây.
Lời kết
Vậy là ngoài hai trình quản lý package thường dùng là apt và dpkg thì nay ta lại có thêm một ứng cử viên sáng giá, tuy nhiên Flashpak hiện còn rất ít ứng dụng. Chúng ta hãy đợi xem nhé!Nguồn tham khảo Echip | Flatpak | Wikipedia